1. Gỗ MDF là gì?
Gỗ MDF là loại gỗ công nghiệp được sản xuất từ các sợi gỗ nhỏ được ép lại bằng keo và áp lực ở nhiệt độ cao. Tên gọi MDF là viết tắt của Medium Density Fiberboard, có nghĩa là ván sợi có mật độ trung bình.
Tuy nhiên, trong thực tế, MDF là tên chung cho cả ba loại sản phẩm ván ép bột sợi có mật độ trung bình (medium density) và độ cứng cao (hardboard). Để phân biệt ba loại này, người ta dựa vào các thông số về tính chất cơ học, độ dày và xử lý bề mặt của tấm ván.
Về cấu tạo, ván gỗ MDF có những thành phần chính là: bột sợi gỗ, chất kết dính, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc), paraffin wax, bột độn vô cơ.
2. Đặc điểm của gỗ MDF
- Có độ mịn cao, không có lỗ hổng hay khe hở giữa các sợi gỗ.
- Có độ cứng cao, không bị biến dạng khi chịu nhiệt độ và độ ẩm cao.
- Có độ bền cao, chịu được va đập, cong vênh và mối mọt.
- Có giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên.
- Dễ dàng cắt, khoan, mài và sơn.
- Không bị cong vênh, không bị co ngót hay mỗi mọt như gỗ tự nhiên.
3. Ưu điểm của gỗ MDF
- Tiết kiệm nguyên liệu và bảo vệ môi trường do sử dụng các nguyên liệu tái chế.
- Đa dạng về kích thước, hình dạng và mẫu mã.
- Thích hợp cho nhiều mục đích sử dụng như làm nội thất, xây dựng, trang trí…
- Dễ dàng vận chuyển, lắp đặt và thay thế.
3. Các loại gỗ MDF chủ yếu
Gỗ MDF có nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào độ dày, cách xử lý bề mặt và khả năng chống ẩm. Một số loại gỗ công nghiệp MDF phổ biến như sau:
3.1. Gỗ MDF thường
Gỗ có độ dày từ 2mm đến 25mm, có bề mặt trơn hoặc nhám, thường được dùng làm tường ngăn, cửa sổ, cửa ra vào…
3.2. Gỗ MDF lõi xanh chống ẩm
Gỗ ván MDF lõi xanh chống ẩm còn có tên gọi khác là HMR (High moisture Resistance) là loại gỗ được làm từ gỗ rừng ở Thái Lan, Malaysia, những nước nổi tiếng về gỗ nhân tạo. Ván gỗ có đặc điểm không bị mốc, thích hợp với điều kiện không khí ẩm ướt. Vật liêuj này đạt được những tiêu chuẩn cao nhất về chất lượng sản phẩm, cũng như những yêu cầu về kỹ thuật và thẩm mỹ.
4. Loại lớp phủ gỗ MDF chủ yếu
4.1. Gỗ MDF phủ melamine
Melamine là loại vật liệu giống gỗ được làm từ các chất công nghiệp nhờ vào những chất kết dính tạo nên những loại bề mặt khác nhau ví dụ như khi làm cửa gỗ. Cấu tạo của lớp bề mặt thường có 3 lớp cơ bản:
- Lớp giấy nền trong cùng : Có nhiệm vụ tạo độ cứng, độ dày cần thiết cho melamine.
- Lớp giữa tiếp theo : Tạo thẩm mỹ cho lớp bề mặt, chính bởi lớp này, nên có sự đa dạng và phong phú của các lớp bề mặt nhất định theo yêu cầu.
- Lớp bảo vệ ngoài cùng : Các lớp chống ẩm, chống xước hay cách âm cơ bản nhất .
4.2. Gỗ MDF phủ laminate
Laminate là loại vật liệu được gọi là High-pressure laminate (HPL) có đặc tính chống nước, chống cháy tốt và có bề mặt rất thanh lịch. Do đó, chúng thường được dùng để phủ lên các loại gỗ công nghiệp được ưa chuộng trong các sản phẩm nội thất, hay trong các mẫu cửa gỗ có giá cả phải chăng.
4.3. Gỗ MDF phủ veneer
Veneer hiểu đơn giản là gỗ tự nhiên được lạng thành lớp mỏng lên bề mặt. Gỗ MDF phủ veneer có độ thẩm mỹ cao, giữ được vân gỗ và mùi gỗ tự nhiên, thường được dùng làm cửa gỗ, tủ sách, giường…
5. Kết luận
Như vậy, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về gỗ MDF và các thông tin khác về vật liệu này. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn.
Là một chuyên gia nội thất với hơn 15 năm kinh nghiệm, Trịnh Khoa luôn đặt chất lượng, thiết kế và an toàn lên hàng đầu trong mỗi sản phẩm. Với đội ngũ nhân viên tài năng và đam mê, Trịnh Khoa đã tạo ra những sản phẩm nội thất độc đáo và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Trịnh Khoa mong muốn xây dựng một thương hiệu nội thất tin cậy và chuyên nghiệp, bằng cách không ngừng nghiên cứu và cải tiến sản phẩm với sự chăm sóc và tận tình.